Thử kiểm lại một số sai lầm trong chính sách, chủ trương của Đảng trong quá khứ

Phạm Viết Đào

Ai đã có điều kiện dự các khoá học chính trị trung, cao cấp do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh mở thì đều được thụ giảng những bài phân tích khá kỹ, sâu sắc, tổng hợp khá nhiều tư liệu, luận chứng do các giảng viên của Học viện truyền thụ về những sai lầm trong chính sách, chủ trương của Đảng trong quá khứ như là một bài học lịch sử về xây dựng và phát triển Đảng. Những bài học kinh ngiệm về các sai lầm của Đảng trong quá khứ đã được biên soạn trong loạt bài giảng của các giáo trình về Xây dựng Đảng và Lịch sử Đảng. Đây là những kiến thức về Đảng mà về nguyên tắc và cơ cấu tổ chức cán bộ hiện hành, những cán bộ cấp từ Trưởng phòng cấp Bộ trở lên đều được truyền thụ kiến thức này…

Người viết bài này cũng đã có dịp được thụ giáo những bài giảng đó và xin phép được chép lại những điều do nhà trường truyền thụ mà hiện còn được ghi lại trong sổ học tập của mình.

1/ Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc trốc tận rễ là một trong những cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ra đời cùng thời kỳ với sự ra đời Đảng Cộng sản Đông Dương vào năm 1930… Về cương lĩnh chính trị này của Đảng, hiện các giáo trình đánh giá: đó là căn bệnh ấu trĩ tả khuynh mà các đảng cánh tả thường mắc phải không chỉ ở Việt Nam. Tiếp tục đọc

Bô xít Tây Nguyên: CHỦ TRƯƠNG LỚN CỦA AI

Thư ngỏ số 3

Gửi các đại biểu Quốc Hội khóa 12 Việt Nam

ngày 17 tháng 05 năm 2009

Vì tính cấp bách của vấn đề mà tiếp theo Thư Ngỏ số 2, thư ngỏ này lại được gửi tới quý vị ngay trước kỳ họp ngày 20 tháng 5 năm 2009 này.

Cùng với bản Kiến nghị mang hơn một nghìn tám trăm chữ ký và những lá thư ngỏ trước, Thư ngỏ này chỉ mong thêm một lần gợi ý với quý vị: sẽ đến họp không chỉ với một tinh thần quán triệt nhiệm vụ xây dựng một Nhà nước Pháp quyền, mà còn có trong tay những bằng chứng cụ thể về nguyện vọng và ý chí của đông đảo người dân Việt trước vấn đề nóng bỏng của đất nước, giúp quý vị thực thi quyền hạn của mình trong khung khổ pháp luật Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Kính thưa quý vị,

Hẳn quý vị đều biết chủ đề của thư ngỏ này vẫn là câu chuyện bauxite ở Tây Nguyên.

Xin tóm lược tình hình thành mấy điều để quý vị dễ theo dõi. Tiếp tục đọc

SÁCH GIÁO KHOA LÀ PHÁP LỆNH

Trận chung kết cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” năm nay sẽ có năm thí sinh. Có “chuyện lạ” này vì trong cuộc thi quý III, một thí sinh trả lời câu hỏi về các hệ cơ quan trong cơ thể, em kể có “hệ nội tiết”, bị ban cố vấn đánh giá là sai, chỉ có tuyến nội tiết chứ không có hệ nội tiết, em bị mất điểm câu đó nên bị loại khỏi vòng chung kết. Khi về nhà em làm đơn khiếu nại với đài VTV rằng em đã trả lời đúng theo sách GK và gởi kèm theo cuốn sách GK lớp 8 làm bằng chứng. Kết quả nhà đài xử rằng “học gì thi nấy”, cho em được điểm câu hỏi đó, vì vậy điểm của em bằng với điểm thí sinh về nhất trận đấu đó, nên cuối cùng em được dự trận chung kết. (Xem chi tiết ở đây). Tiếp tục đọc

TƯƠNG LAI ĐẤT NƯỚC SẼ RA SAO

thiennhan

Hôm nay con tui đi làm “học sinh mẫu” trong một tiết thao giảng của cô giáo môn Toán. Tui không rõ đó là tiết thi giáo viên giỏi hay là chuyện gì khác nhưng theo lời con tui kể thì tiết giảng “trình diễn” đó rất quan trọng. Quan trọng đầu tiên là học sinh, khối lớp 8 có 9 lớp, mỗi lớp cô chọn ra vài em giỏi nhứt để làm “đối tượng giảng dạy” (he he hem biết tui gọi zị có đúng hok nữa!), con tui hok thích đi dự những buổi giảng đó vì nó nói chán lắm, mệt lắm nên xin cô cho ra khỏi danh sách. Cô liền giảng giải một hơi là các em giỏi mới được chọn, các em phải biết tự hào với vinh dự này chứ sao lại đòi rút, nhiều bạn khác muốn còn không được! Tiếp tục đọc

NGƯỜI CÓ HỌC

Tui nhớ hồi tui còn nhỏ, nghe mẹ hay dùng cụm từ “người có học” dạy bảo con cái, như: “người có học nên làm như vậy”, “người có học đừng làm như vậy, sẽ bị chê cười”, v.v…Nghe riết nhập tâm, tới bây giờ tui cũng hay nói “người có học” với con mình. Đối với mẹ tui, “người có học” không phải là có bằng cấp học vị gì cao siêu, vì con mới học lớp một lớp hai bà đã luôn nhắc nhở “con là người có học”. Với bà, “có học” đơn giản là được cắp sách đến trường, được thầy cô dạy điều hay lẽ phải thì hiển nhiên phải cư xử theo những điều hay lẽ phải ấy, cư xử theo kiểu “có học”. Với bà, “có học” không phải là có nhiều chữ, có bằng cấp nọ kia, mà là có tư cách xứng đáng, “có học” là nói về phẩm chất con người chứ không phải nói về tri thức.

Hồi tui học tiểu học, trước năm 75, có môn học “Đức Dục” dạy những điều đơn giản mà thiết thực. Tui nhớ là sách Đức Dục in hình màu rất đẹp Tiếp tục đọc

Buông Bỏ , muốn là …chiều !

Entry này chôm từ blog bạn MAP M

Người bạn lớn comment cho entry “ngỡ mất mà còn…” nhắc đến một câu chuyện mà tôi không nhớ đọc được ở đâu nhưng rất thích :

Hai vị thiền sư một già , một trẻ chèo thuyền ra chợ đổi gạo cho chùa . Một cô gái đẹp đi quá giang một đọan . Về dến chùa , sư trẻ nói với sư già : Sao thầy lại cho cô gái đẹp đó ngồi chung thuyền với chúng ta ? Thầy không sợ thiên hạ dị nghị ư? Vị sư già điềm nhiên hỏi : Cô gái đẹp nào?Ta đã bỏ cô ấy ở bến sông sao ngươi còn mang cô ấy về đến chùa …

Từ câu chuyện này , tôi nghĩ ra một vài tình huống để tha nhân áp dụng vào sự “buông bỏ” …

Tiếp tục đọc

THƯ CHO CON TRAI

Rất đồng cảm với bài viết này, tôi đã xin phép tác giả  Dr. Nikonian đem về đây.

Viết cho con trai vừa có bằng lái xe

Vậy là chỉ sau một giấc ngủ dài trên máy bay, con đến Mỹ, đặt chân xuống sân bay Chicago tráng lệ. Chỉ sau một đêm, con giã từ bạn bè, góc phố thân quen, mái  trường cũ…, để làm quen với một thế giới khác.

Cái thế giới mới mẻ của Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ, quả kỳ lạ phải không con? Nơi mà sự ân cần, thân thiện của chú hải quan nơi phi trường, chị da đen ở Sở An sinh xã hội, và mọi nhân viên công quyền khác làm cho cha con ta lạ lẫm. Nơi mà con vào công viên chơi bóng rổ, không phải trả tiền như trăm ngàn đứa trẻ Hoa kỳ khác. Đó là một ân sủng, khi thoát khỏi Tiếp tục đọc