PHẤN KHỞI TỰ HÀO VÌ ĐƯỢC CHO VAY NỢ “ĐẠT MỨC KỶ LỤC”!


Mấy bữa nay trên các báo tràn ngập “tin vui” về việc Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ của Ngân hàng Thế giới diễn ra giữa các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam vừa kết thúc, các chủ tọa thông báo cam kết ODA cho Việt Nam 2010 đạt 8,063 tỷ USD, tăng 3 tỷ USD so với 2009 và là mức cao nhất từ trước tới nay.

CG 2009: Cam kết ODA đạt mức kỷ lục 8,063 tỷ USD

ODA dành cho Việt Nam đạt kỷ lục 8 tỷ USD
Song song đó là các tin “trấn an” như :
Nợ nước ngoài vẫn dưới mức an toàn

Đại khái là ta thiếu nợ nhưng mà xưa giờ vẫn trả nợ đàng hoàng, đúng hạn, chưa chậm trễ bao giờ, cho nên các chủ nợ rất tin tưởng “uy tín” của tavà họ rất vui vẻ cho ta mượn tiếp, vân vân và vân vân.
Tui dốt mấy vụ kinh tế vĩ mô, vi mô nhưng chuyện nợ nần thì tui rành lắm, tui biết thiếu nợ thì phải trả, mình không trả nổi thì con, cháu trả. Nếu mượn nợ về mà xài bậy bạ để mất vốn thì có khi phải “bán lúa giống” mà trả nợ ! Nếu tệ hơn nữa là phải bán nhà, bán ruộng, bán vợ đợ con chứ hổng chơi!

Tình hình tham nhũng ở mình trầm trọng thế nào thì ai cũng biết rồi. Ai biết tiền vay ODA mấy phần để phát triển, mấy phần vô túi quan tham? Ai kiểm soát được? Hay là các nhà tài trợ họ sẽ kiểm soát việc sử dụng đồng vốn của họ?

Tác giả Vũ Quang Việt (chuyên viên cao cấp, Vụ trưởng Vụ Tài khoản quốc gia của Cục Thống kê Liên hiệp quốc) có bài viết về vấn đề này như sau (từ hồi năm 2006, sau vụ PMU18)

Đừng mong vốn ODA được nước ngoài quản lý chặt hơn

Vụ ăn cắp của công tại PMU18 liên quan đến các quan chức cao cấp là một tín hiệu báo động đỏ về vấn đề trong sạch của guồng máy nhà nước, trong đó có việc dùng tiền vay nước ngoài để phát triển kinh tế.

Dù mượn cho Nhà nước chi tiêu hay mượn bằng cách bán trái phiếu để phát triển công ty thì Nhà nước cũng là người bảo lãnh, có trách nhiệm chi trả nếu như công ty không có khả năng trả.

ODA (Official Development Assistance) là vốn hỗ trợ phát triển kinh tế, không phải là tiền viện trợ mà là tiền vay nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế với điều kiện ưu đãi như lãi suất, thời gian trả dài hạn.

Lãi suất ưu đãi của tổ chức quốc tế là dựa vào Libor rate sáu tháng (lãi suất trên thị trường liên ngân hàng London ) cộng thêm chừng 0,4 điểm phần trăm. Như vậy lãi suất hiện nay là khoảng 3,75%, tức là thấp hơn nhiều so với lãi suất trên thị trường.

Lãi suất ODA mượn của Chính phủ Nhật còn thấp hơn nữa, hiện dưới 1%. Ngoài chi phí trả lãi, nước mượn còn phải trả dịch vụ phí lên tới 1,1% tổng số tiền vay. Nếu phải đi vay trên thị trường trái phiếu quốc tế thì lãi suất cao hơn nhiều.

Chẳng hạn vừa qua Việt Nam bán trái phiếu 10 năm trị giá 750 triệu Đôla Mỹ để gây vốn cho Công ty Đóng tàu Vinashin thì lãi suất phải trả là 7,5%. Chi phí trả cho công ty bán trái phiếu có thể lên tới 3% tổng số tiền trái phiếu.

Như vậy, số tiền thực chất nhận về để sử dụng có thể chỉ là 340 triệu Đôla Mỹ, sau 10 năm phải trả đúng 750 triệu Đôla Mỹ.

VN hiện đang nợ nước ngoài 19 tỉ Đôla Mỹ (năm 2005). Hầu hết là tiền vay ưu đãi. Số tiền phải trả hàng năm hiện nay là 2 tỉ, và có thể tăng lên 3 tỉ sau vài năm vì thời hạn ưu đãi ba năm đầu chưa phải trả nợ.

Kế hoạch năm năm (2006-2010) tính mượn thêm 17 tỉ Đôla nữa, tức là mỗi năm mượn thêm 3,4 tỉ. Số ngoại tệ cần thêm hàng năm có thể lên đến 6,4 tỉ vừa để trả nợ cũ và mượn nợ mới.

Rất có khả năng là sau năm năm số nợ nước ngoài sẽ lên tới 32 tỉ, tăng từ 34% lên 45-50% GDP. Lúc đó nền kinh tế bắt đầu vượt ngưỡng an toàn.

Nếu tính theo kế hoạch năm năm, tổng đầu tư của nền kinh tế có thể là 120 tỉ Đôla Mỹ, đầu tư của Nhà nước (từ ngân sách và do Nhà nước cho vay lại, hoặc bảo đảm) là 45 tỉ, và tính theo tỷ lệ ăn cắp của công hiện nay là 20% – mà theo Tổng cục Cảnh sát thì có thể lên tới 30% – thì số tiền thất thoát sẽ là 10 tỉ Đôla, bằng 60% số nợ mới Nhà nước định vay nước ngoài.

Như đã nói, khả năng vay ưu đãi các tổ chức quốc tế và các nước chỉ có thể xảy ra với các khoản vay mới. Số nợ cũ, nếu phải vay để trả sẽ phải dựa vào lãi suất cao hơn nhiều trên thị trường tài chính thế giới, cũng như áp lực phải trả nhanh hơn nhiều.

Việc vay tiền ODA từ các nước và các tổ chức tài chính quốc tế không bảo đảm rằng dự án sẽ được thực hiện hiệu quả hơn. Sẽ lầm to nếu ai đó nghĩ rằng các tổ chức quốc tế luôn theo dõi sát sao việc thực hiện dự án. Ngân hàng Thế giới đã viết rõ ràng trong Cẩm nang thực hiện dự án: “Việc theo dõi đánh giá (trong kỳ và cuối kỳ) là trách nhiệm của nhóm điều hành dự án của nước đi vay”.

Ban Kiểm tra của Ngân hàng Thế giới chỉ nhằm kiểm tra hành vi trong sạch của nhân viên ngân hàng nếu có điều tiếng. Tất nhiên tiền vay Ngân hàng Thế giới hoặc Chính phủ Nhật, thường được phép rút ra từng chặng tùy thuộc tiến độ thực hiện của dự án. Điều này chỉ giúp họ tạm ngưng hoặc ngừng hẳn giải ngân tiền cho vay nếu như họ thấy dự án không theo đúng tiến độ hoặc nghe ngóng thấy dự án có vấn đề. Thái độ sau là hạn hữu.

Kinh nghiệm theo dõi vài dự án nhỏ của tôi cho thấy là khả năng của một người đứng xa đánh giá là hết sức hạn chế vì không thể biết rõ được người thực hiện dự án có thật sự chi cho những yêu cầu ghi trong dự án.

Thí dụ việc kiểm tra chi mua giấy để in tài liệu điều tra hoặc in sách thì chỉ có thể biết được nếu như có điều tra xem xét số sách, số mẫu điều tra và sách thực in. Điều này chỉ có ban kiểm tra của nước sở tại với đầy đủ quyền kiểm tra mới có thể thực hiện được. Nếu như một cơ quan viện trợ nào đó muốn kiểm tra tới mức chi li thì lập tức họ khó tránh khỏi việc tạo ra vấn đề chính trị liên quan đến “chủ quyền” của nước sở tại.

Vấn đề kiểm tra, đánh giá công trình, vì thế, phải dựa vào cơ chế tổ chức trong sạch và có khả năng của nước sở tại.

Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn

Còn bài báo này nữa nè:

“PMU18”, nhìn từ Tokyo

TT – Trong thời đại thông tin toàn cầu này, chuyện tày đình PMU18 rồi cũng lan ra thế giới. Ngày 29-3 vừa qua, Yomiuri, nhật báo có lượng phát hành lớn nhất Nhật Bản hiện nay, đã đưa tin lớn ở trang quốc tế, trong đó, sau khi tường thuật sự kiện PMU18 đã bình luận:

“Quan chức ở các bộ tại VN lương tháng chỉ có vài trăm USD, vậy họ lấy tiền ở đâu mà nhiều vậy? Người ta nghi rằng một phần tiền ODA đã vào túi các quan chức…”.

Đọc tin này có lẽ người Nhật sẽ rất ngạc nhiên và nhớ lại trường hợp của họ khoảng 60 năm về trước. Giữa cảnh hoang tàn, đổ nát do chiến tranh gây ra, họ đã trên dưới một lòng chung sức tìm biện pháp xây dựng lại cơ sở hạ tầng, khôi phục sản xuất, ổn định xã hội.

Những nhà kinh tế, kể cả những kinh tế gia Mácxít, không phân biệt quan điểm, lập trường, đã bắt tay vào việc điều tra thực tế và tìm kiếm những chiến lược khả thi. Dựa trên kết quả đó, năm 1947, chính phủ đã công bố cuốn Sách trắng kinh tế (White Paper, phân tích thực trạng kinh tế), trong đó có một câu mà bây giờ người Nhật vẫn nhắc đến như biểu tượng của sự thành thật từ phía lãnh đạo về việc nhận định tình hình để kêu gọi toàn dân chung sức:

“Bây giờ chúng ta đang ở trong tình trạng mà nhà nước thì thâm hụt ngân sách, xí nghiệp thì làm ăn thua lỗ và nhà nhà đều thiếu ăn thiếu mặc”. Cùng với sự phân tích một cách khách quan và tích cực cho dân biết hết kết quả là phong cách làm việc vì nước quên mình của giới quan chức. Nhờ đó toàn dân tin tưởng vào nhà nước, tạo ra khí thế cả nước đồng lòng góp sức vào việc phục hưng kinh tế.

Sách trắng kinh tế cho thấy cả ba chủ thể kinh tế đều thiếu hụt thì không còn cách nào khác là phải vay mượn từ nước ngoài. Từ năm 1946 đến 1951, Nhật đã nhận viện trợ không hoàn lại từ Mỹ, số tiền này được quản lý chặt chẽ và chỉ dùng để nhập khẩu những nguyên liệu cần thiết cho sản xuất. Từ 1949-1961, Nhật vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Mỹ để dùng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và để phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu như sắt thép, xe hơi, hàng không… (thời đó đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa phổ biến).

Tuy nhiên Nhật tìm cách huy động vốn trong nước, hạn chế số tiền vay từ nước ngoài, lúc vay nhiều nhất (năm 1958) số tiền cũng chỉ chiếm có 5% tổng vốn đầu tư của toàn nền kinh tế. Với tinh thần yêu nước và quyết tâm đuổi kịp các nước Âu Mỹ, tinh thần trách nhiệm, làm việc hết mình của đội ngũ quan chức nhiều năng lực (vì được thi tuyển nghiêm túc), tinh thần doanh nghiệp và sự hăng say làm việc của mọi tầng lớp, kinh tế Nhật đã hồi phục và phát triển một cách kỳ diệu:

Năm 1955 sản xuất đã hồi phục ở mức cao nhất của thời kỳ trước chiến tranh và kinh tế bước vào giai đoạn phát triển thần kỳ. Năm 1964, Nhật trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), một tổ chức của các nước công nghiệp tiên tiến. Dĩ nhiên trong quá trình đó, Nhật đã trả hết nợ nước ngoài.

Trở lại trường hợp của nước ta. Không kể các khoản nợ của Liên Xô cũ, VN đã bắt đầu nhận viện trợ từ các tổ chức quốc tế và các nước tiên tiến từ năm 1993. Riêng trong kế hoạch năm năm vừa qua (2001-2005), ODA lên tới 7,8 tỉ USD, chiếm 12% tổng vốn đầu tư (ngoài ra đầu tư trực tiếp nước ngoài là 10,8 tỉ, chiếm 17%).

Trong kế hoạch năm năm sắp tới, Chính phủ dự kiến cần một khoản ODA lớn hơn nữa (độ 11 tỉ USD). Hầu hết ODA dùng cho đầu tư là tiền vay mượn, trong tương lai phải hoàn trả. Nếu dùng không có hiệu quả hoặc lãng phí dĩ nhiên là con cháu sau này phải gánh chịu.

Và không chỉ vấn đề trả được nợ hay không mà còn là chuyện uy tín, thể diện của Nhà nước VN trên vũ đài quốc tế. Năng lực quản lý đất nước, phẩm chất của quan chức, tinh thần tự trọng trong việc vay mượn nước ngoài… đều là những điểm mà cộng đồng quốc tế nghiêm khắc nhìn vào một nước đang tiếp nhận nhiều ODA.

Kinh nghiệm thế giới cho thấy nước nào xem ODA chỉ là biện pháp giúp rút ngắn quá trình đi đến tự lập kinh tế trong tương lai thì sẽ thành công trong phát triển. Nhận thức đó phải được thể hiện nghiêm khắc trong việc quản lý ngân sách, trong việc chọn lựa dự án, và nhất là tuyển chọn nghiêm minh những người có tài, có đức phụ trách việc quản lý điều hành này.

Thế giới đang nhìn xem VN sẽ xử lý sự kiện PMU18 như thế nào.

( Tokyo , cuối tháng 3-2006)

GS-TS TRẦN VĂN THỌ

Vậy là thôi rồi, chỉ còn hy vọng các quan nhà mình nhờ “cuộc vận động học tập gương đạo đức của Hồ Chủ Tịch” (mấy năm nay tốn biết bao nhiêu công của của dân) mà “bỗng dưng muốn…tốt”, tự nhiên hông thèm tham nhũng nữa. Còn không thì, chắc là cái ngày Xuống Hố Cả Nút cũng không còn xa.

TỈ LỆ NGƯỜI ĐÓI ĂN Ở MỸ CAO HƠN Ở VIỆT NAM

Tin trên vnexpress nói rằng tại Mỹ hiện nay có 1/6 dân số ĐÓI ĂN ( tức gần 17%, 50 triệu người)  làm tui giựt cả mình, bèn rà lại tỷ lệ nghèo của VN, ô la la năm 2006 tỷ lệ nghèo là 16%, và năm 2010 sẽ là 10%.

Mèng đéc ơi! zị là ở xứ tư bổn giãy chết đế quấc Mẽo dân chúng bị ĐÓI nghèo còn hơn cả xứ mình nghen! Đóa, zị mà dân ta cứ cố sống cố chết đi Mỹ đi Tây, đi ..tùm lum xứ để thoát khỏi cảnh nghèo! Chuyện người Việt nhập cư trái phép ở Anh,ở Pháp,ở Nga không phải là chuyện lạ, rồi phụ nữ lấy chồng Hàn, chồng Đài những mong đổi đời….

Đề nghị Đảng và Nhà Nước “tiên triền”  sâu rộng bài báo này để nhân dân ta sáng mắt ra!

Trong bài báo có nói rằng dựa vào “sự thật phơi bày trong thống kê an ninh lương thực hàng năm do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố hồi tuần trước” nên tui cũng đưa luôn lên đây cái trang của USDA đó cho bà con nào có biết tiếng Anh coi thêm để biết tài của phóng viên VNexpress.

http://www.ers.usda.gov/Briefing/FoodSecurity/stats_graphs.htm#food_secure

Food Security in the United States: Key Statistics and Graphics

This page provides the following information:

Food secure—These households had access, at all times, to enough food for an active, healthy life for all household members.

Food insecure—At times during the year, these households were uncertain of having, or unable to acquire, enough food to meet the needs of all their members because they had insufficient money or other resources for food. Food-insecure households include those with low food security and very low food security.

Low food security—These food-insecure households obtained enough food to avoid substantially disrupting their eating patterns or reducing food intake by using a variety of coping strategies, such as eating less varied diets, participating in Federal food assistance programs, or getting emergency food from community food pantries.

Very low food security—In these food-insecure households, normal eating patterns of one or more household members were disrupted and food intake was reduced at times during the year because they had insufficient money or other resources for food. In reports prior to 2006, these households were described as “food insecure with hunger.” For a description of the change in food security labels, see “Definitions of Hunger and Food Security.”

The defining characteristic of very low food security is that, at times during the year, the food intake of household members is reduced and their normal eating patterns are disrupted because the household lacks money and other resources for food. Very low food security can be characterized in terms of the conditions that households in this category typically report in the annual food security survey. Click here for a graph of the percentage of households reporting specific conditions.

Còn đây là bài của VNexpress:

ĐÓI ĂN TẠI NƯỚC GIÀU NHẤT THẾ GIỚI

Mỹ có nhiều người béo phì hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới. Bên cạnh đó, 50 triệu người Mỹ khác, tương đương với một phần sáu dân số, đang phải vật lộn từng ngày để kiếm ăn.

Tại đất nước giàu nhất và sản xuất lương thực hàng đầu thế giới, cứ 6 người thì có một người phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực. Trong 50 triệu người đói ăn, có tới 17 triệu người (tăng so với 12 triệu năm 2007) nằm trong tình trạng báo động cao nhất. Những người này bữa no bữa đói và phải giảm đáng kể lượng thực phẩm tiêu thụ. Nạn nhân chủ yếu là người gốc da đen, gốc Tây Ban Nha và gia đình chỉ có bố hoặc mẹ.

Đó là những sự thật phơi bày trong thống kê an ninh lương thực hàng năm do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố hồi tuần trước. Báo cáo cho thấy tình hình lương thực ở nước này đáng báo động nhất kể từ khi Bộ Nông nghiệp bắt đầu lập thống kê lần đầu tiên hồi 1945.

Bức tranh lương thực càng trở nên u ám hơn trong suy thoái do tỷ lệ thất nghiệp 10,2% hiện nay gần như gấp đôi so với đầu năm 2008. Với nhiều người Mỹ, khoảng cách giữa mất việc làm và thiếu ăn không phải là xa.

Nạn nhân chủ yếu của tình trạng đói ăn tại Mỹ là những người da đen, gốc Bồ Đào Nha hoặc Tây Ban Nha. Ảnh: wordrevolution.org

Trung tâm nghiên cứu và hành động lương thực Mỹ chỉ ra rằng tình trạng nghèo ở Mỹ có thể gây ra 2 thái cực trái ngược nhau là đói và béo phì. Điều này xuất phát từ thực tế ở Mỹ, thức ăn nhiều calo rẻ hơn thực phẩm ít calo, có lợi cho sức khỏe. Ăn quá nhiều calo trở thành một vấn đề được xã hội quan tâm hơn là suy dinh dưỡng. Do đó, tại Mỹ, đói và béo phì chỉ là hai mặt của đồng xu nghèo. Thống kê sức khỏe quốc tế cho thấy Mỹ đứng đầu về tỷ lệ người béo. Hai phần ba dân số Mỹ thừa cân, và một phần ba trong số đó béo phì.

Khi nói đến những em bé gầy giơ xương sườn, người ta nghĩ ngay đến châu Phi. Hội nghị an ninh lương thực do Liên Hợp Quốc tổ chức hồi đầu tháng tại Roma tập trung kêu gọi nước giàu viện trợ cho nước nghèo, chứ không thấy nhắc đến những người đói tại chính các quốc gia thịnh vượng nhất.

Năm tới, Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ chi ra 58,3 tỷ USD để phát tem phiếu cho người nghèo mua thực phẩm. Con số này tăng so với 54 tỷ USD trong năm 2008. Các chương trình khác như hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh nghèo cũng tăng chi từ 15 tỷ lên 16,9 tỷ USD. Chính quyền Obama xem việc chấm dứt tình trạng đói ăn ở trẻ em vào năm 2015 là một trong những ưu tiên hàng đầu, người phát ngôn của Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết hồi tuần trước.

Thanh Bình

Ummm! hem biết mí cái câu, chữ như “đói ăn” “vật lộn từng ngày để kiếm ăn” , “bữa no bữa đói” là bạn PV Thanh Bình dựa vào đâu để “đúc rút” thành ra như zị ha?

THẨM ĐỊNH LẠI NHỮNG Ý KIẾN TRÁI NGƯỢC NHAU TRONG VỤ ÁN TRẦN NGỌC SƯƠNG

Copy từ blog Phạm Viết Đào

Vừa qua dư luận báo chí đưa tim rầm rộ về vụ án bà Trần Ngọc Sương, nguyên Giám đốc Nông trường Sông Hậu bị kết án về tội: Lập quỹ trái phép, bị kết án 8 năm tù; dư luận báo chí đã lan ra xã hội và làm nóng cả các cơ quan chức năng, buộc một số vị cũng đã phải vào cuộc bày tỏ chính kiến của mình như: Thủ tướng nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng, Viện phó Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, một vài quan chức và một số đại biểu Quốc hội, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…

Điều làm cho chúng tôi băn khoăn đối với các ý kiến trái chiều đó là: phần lớn đều là những ý kiến chung chung, rất không ít ý kiến có thể coi là lơ tơ mơ, “nói lồi” theo kiểu dân Nghệ, trong đó kể cả ý kiến của các luật sư. Một số ý kiến chỉ căn cứ vào luật pháp nói chung mà không căn cứ vào luật pháp hiện hành quy định về việc thu chi tài chính để làm sáng tỏ dư luận, giúp các cơ quan chức năng làm đúng phận sự mà lại kích nổ, đổ thêm lửa vào dầu, thách đố quyền lực của nhau….

Gây nên sự om xòm có một phần do bởi các phóng viên báo chí do không nắm chắc, nặng về thông tin, đưa chuyện hơn là suy xét, phán xét làm sáng tỏ vấn đề theo nguyên lý: cờ ngoài bài trong.

Tình trạng do không nắm vững, không dựa vào các cơ sở, căn cứ pháp lý chuyên ngành để tư vấn cho dư luận khá phổ biến trong lĩnh vực thông tin báo chí nước nhà. Hiện nay các báo đều có các phóng viên chuyên trách có kiến thức, bằng cấp không chỉ luật pháp mà cả kinh tế nhưng lại không làm cho vấn đề được soi tỏ…

Vấn đề đặt ra trước tiên đối với vụ án Ba Sương là bà có tội hay không có tội? Yếu tố tăng nặng hay giảm nhẹ hình phạt chỉ là vấn đề phụ trong vụ án này; có giảm nhẹ thì cũng chỉ giảm nhẹ 1/3 số năm bị tù theo khung hình phạt chứ không thể miễn tố, xóa án nếu có tội thật. Khi nói đến sai hay bất công thì phải căn cứ sai với cái gì, và bất công với trường hợp nào?

Điều làm cho tôi băn khoăn: Bà Trần Ngọc Sương có can tội lập quỹ trái phép không, tại sao lại phải lập quỹ trái phép khi mà những khoản chi theo như thông tin nhiều báo đã đưa Bà Sương đều có quyền  được sử dụng quỹ hợp pháp để chi theo như các quy định của Nghị định 199/2004/ND-CP ngày 3/12/2004 là thời gian bà Ba Sương đang tại nhiệm?

Theo quy định của Nghị định 199 thì Nông trường Sông Hậu là một doanh nghiệp nhà nước, do đó được phép trích quỹ phúc lợi rút từ lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh. Với khoản tiền mà bản án đã kết tội cho Bà Sương là đã chi sai 4,3 tỷ đồng là một khoản tiền không lớn đối với doanh thu và lợi nhuận của một doanh nghiệp như Nông trường Sông Hậu?

Một doanh nghiệp như nông trường sông Hậu, có những hợp đồng  buôn bán có khi lên tới hàng trăm triệu USD thì quỹ phúc lợi phải lên đến hàng chục tỷ đồng, như vậy nguồn chi cho phúc lợi của bà Ba Sương là rất lớn, là dồi dào, cần gì phải thêm quỹ trái phép? Hay là bà Ba Sương đã chi hết quỹ phúc lợi rồi còn cho lập thêm khoản  quỹ khác để chi?

Đây là vấn đề các cơ quan tố tụng, các luật sư và cả bà Ba Sương phải căn cứ vào các quy định của Nghị định 199 để xem xét có tội hay không tội, có lập quỹ trái phép hay được phép?

Tại mục 4 của Điều 28 Nghị định 199 quy định về Quỹ phúc lợi được dùng để:

a) Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của công ty;

b) Chi cho các hoạt động phúc lợi công cộng của tập thể công nhân viên công ty, phúc lợi xã hội;

c) Góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành, hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng;

d) Ngoài ra có thể sử dụng một phần quỹ phúc lợi để trợ cấp khó khăn đột xuất cho những người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa, hoặc làm công tác từ thiện xã hội.

Việc sử dụng quỹ phúc lợi do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) quyết định sau khi tham khảo ý kiến của công đoàn công ty.

5. Quỹ thưởng Ban điều hành công ty được sử dụng để thưởng cho Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc công ty. Mức thưởng do đại diện chủ sở hữu quyết định gắn với hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc công ty đối với công ty không có Hội đồng quản trị.

6. Việc sử dụng các quỹ nói trên phải thực hiện công khai theo quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở và quy định của Nhà nước.

7. Công ty chỉ được chi các quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng Ban quản lý điều hành công ty sau khi thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.

Như vậy các khoản chi của Nông trường Sông Hậu là có nguồn chi hợp pháp, chả nhẽ được phép lập nguồn và được phép lập quỹ để chi thế mà bà Ba Sương và bộ máy kế toán ở đây lại: đường quan không đi lại quàng vô bụi rậm;

Theo quy định tại điều 23 của Nghị định 199, bà Ba Sương còn được phép đưa vào Chi phí hoạt động kinh doanh các khoản chi sau đây được quy định tại mục: d) Kinh phí bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế cho người lao động mà công ty phải nộp theo quy định và mục đ) Chi phí giao dịch, môi giới, tiếp khách, tiếp thị, xúc tiến thương mại, quảng cáo, hội họp tính theo chi phí thực tế phát sinh.

Một vấn đề đặt ra ở đây là: Tại sao Nông trường Sông Hậu và bà Ba Sương đều được phong anh hùng lao động thời đổi mới khi đang tại nhiệm; trong bất kỳ một bộ hồ sơ đề nghị phong anh hùng đối với các doanh nghiệp, các doanh nhân bao giờ cũng có sự xác nhận về sự lành mạnh hoạt động tài chính của bản thân người anh hùng và đơn vị anh hùng của các cơ quan chức năng tài chính?

Vậy nếu căn cứ pháp luật hiện hành truy cứu trách nhiệm hình sự bà Ba Sương can tội lập quỹ trái phép để chi sai nguyên tắc trong thời kỳ đang tại nhiệm, chứ không phải sau khi đã được phong anh hùng, điều này có nghĩa: việc phong anh hùng trước kia là sai, chứ không thể nói là bắn đại bác vào quá khứ; những cá nhân liên quan tới việc phong này đều phải truy cứu trách nhiệm hình sự vì đã lập nên một bản thành tích ảo, lừa nhà nước trong việc phong tặng này ?

Ngược lại nếu việc phong tặng anh hùng là xứng đáng thì việc kết án bà Trần Ngọc Sương là lệch chuẩn chế độ, là trái pháp luật? Không thể nói: Việc phong anh hùng không sai và việc kết án bà Trần Ngọc Sương cũng là đúng pháp luật được ! Ở đây các cơ quan chức năng chỉ được phép lựa chọn 1 trong hai đáp án kể trên ?!

Ông Nguyễn Tấn Quyên- Bí thư tỉnh ủy T.P Cần Thơ và ông Huỳnh Văn Tiếp. Ảnh: Cao Nhật

Mới đây, các cơ quan công tố thành phố Cần Thơ khởi tố thêm tội danh tham ô tài sản quy định tại Điều 278 của Bộ luật hình sự đối với bà Trần Ngọc Sương: có hành vi lấy tiền nông trường sử dụng cá nhân trên 1,1 tỷ đồng, gồm 301 triệu đồng mua đất ở Sóc Trăng và 850.000.000 đồng giải quyết việc cá nhân…

Quả thật đây là những chuyện khó hiểu trong vụ án này? Chả nhẽ bà Ba Sương ấu trĩ và kém về nghiệp vụ quản lý tới mức tự mình ký chi cho mình các khoản lên tới hàng tỷ đồng lưu giữ trên sổ sách ?

Trong khi đó có những giám đốc doanh nghiệp có tài sản riêng lên tới hàng trăm tỷ đồng nhưng các cơ quan chức năng vào kiểm tra sổ sách kế toán chỉ thấy những vị này ký nhận có mỗi lương ?

Đây là một vấn đề, căn bệnh thuộc tính cơ chế? Hiện nay theo cơ chế lương thưởng hiện hành, kể cả những vị được hưởng phủ cấp trách nhiệm trên 10 phẩy cũng khó lòng có đủ tiền xây nhà, nuôi con ăn học cho ra trò? Trong thực tế thì rất nhiều Giám đốc doanh nghiệp vừa có nhà riêng lại có biệt thự sân vườn, lại gửi con ra nước ngoài, lại có nhà cho bồ nhí ? Vậy tiền ở đâu ra?

Qua vụ án bà ba Sương cho thấy không hiếm trường hợp: Còn mèo ăn vụng miếng mỡ thì bị nghiêm trị, con hổ vồ cả con bò thì vô can.

Trong trường hợp bà Ba Sương, nếu quả thật khoản tiền 4,3 tỷ kia là sai thật và vô túi của bà Ba Sương và cả khoản tiền bà bị kết về tham ô trong cáo trạng bổ sung thì đó là một khoản tiền không lớn, nếu không nói là tối thiểu phải được hưởng so với vị trí của một người đứng đầu một doanh nghiệp đang ăn nên làm ra như nông trường Sông Hậu trong bối cảnh xã hội hiện nay ?

Tất nhiên luật pháp là luật pháp, khi hẩu và vui vẻ với nhau thì không sao, khi cơm chẳng lành canh chẳng ngọt, sòng phẳng với nhau thì đều có cơ sở pháp lý để tống giam nhau. Đó là một thực tế sản sinh do cơ chế điều hành kinh tế của chúng ta hiện nay được mệnh danh là: cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…

Vừa qua việc UBND TP Hà Nội vừa thống nhất ý kiến của Văn phòng Quốc hội, chấp thuận dự án xây 227 căn nhà phục vụ cán bộ cấp Thứ trưởng và tương đương hiện công tác trong các cơ quan của Quốc hội. Đây là một quyết định dựa vào quyền lực hành chính để ban hành chứ không theo một quy định luật pháp nào. Bởi vì theo Luật Công chức thì công chức nhà nước chỉ được hưởng lương, phụ cấp trách nhiệm và phương tiện công vụ như xe hơi chứ làm gì có quy định từ cấp thứ trưởng trở lên sẽ được cấp nhà?

Còn cho rằng hiện các doanh nghiệp cò nhà biệt thự xe hơi, để công chức cấp cao yên tâm cống hiến cho nhà nước, để mà tích cực chống tham nhũng thì cần phải được đảm bảo nhà ở đàng hoàng; cách đặt vấn đề như vậy vẫn là cách đặt vấn đề theo ” lý của người Mèo “…

Bởi vì năm 1992, Thủ tướng đã ban hành quyết định 118, chấm dứt tình trạng bao cấp nhà ở. Quyết định này cũng đưa chế độ tiền nhà ở vào tiền lương bằng các mức phụ cấp khác nhau vào rồi còn gỉ?

Nhà cho cán bộ Quốc hội cấp Thứ trưởng và tương đương được xây tại “Đơn vị ở số 3” khu đô thị mới Xuân Phương  với tổng mức đầu tư ước trên 411 tỷ đồng

Thêm một ví dụ thứ hai: Ngày 11/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định (số 09/2008/QĐ-TTg) quy định nguyên tắc thiết kế và tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ:

“Nhà ở công vụ được thiết kế theo 3 dạng: Nhà biệt thự, nhà chung cư và nhà một tầng (căn hộ) nhiều gian. Nhà biệt thự được thiết kế theo kiểu biệt thự đơn lập hoặc song lập, tối đa không quá 3 tầng, diện tích đất khuôn viên từ 350 m2 – 500 m2.

Tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ được quy định tương ứng với từng nhóm chức danh. Ví dụ, biệt thự loại A được bố trí cho các Ủy viên Bộ Chính trị, loại B được bố trí cho các chức danh có hệ số lương khởi điểm từ 10,4 trở lên”.

Chiểu theo quy định này, khi những chủ nhân ở nhà công vụ khi miễn nhiệm thì nghiễm nhiên phải trả nhà; trong thực tế thì rất nhiều vị đã nghỉ hưu, đã quá cố nhưng con cháu vẫn tiếp tục sử dụng nhà công vụ. Trong khi đó theo Luật đất đai và các quy định hiện hành thì tiêu chuẩn đất cấp phép xây nhà cho 1 hộ ở nội thành Hà Nội không quá 120 m2.

Mai đây nếu có một vị Thủ tướng mới khác lên, chơi rắn như các cơ quan tư pháp tại thành phố Cần Thơ; ông ta sẽ lập luận rằng: Đây là nhà, đất cấp cho công vụ, bây giờ các cố đã về thế giới bên kia rồi, vậy nên miễn thôi cho các vị không phải làm công chức, công vụ nữa, xin các vị trả lại đất cho nhà nước cho thanh thản?

Nếu chơi sát ván như thế thì rất nhiều vị sẽ phải trả nhà vì đó là nhà công vụ chứ không phải là nhà riêng, tư dinh. Kể cả 227 căn hộ cấp cho các thứ trưởng kia cũng sẽ bị thu hồi vì không luật pháp nào quy định, cho phép…

Hiện theo thông tin mà tôi nắm được một số vị còn được cấp đất xây nhà trên 350 m2 để xây nhà riêng. Xin tư vấn cho các vị, khi xây nhà nên lưu giữ cẩn thận các chứng từ, hoá đơn tài chính liên quan tới các khoản chi cho làm nhà để đề phòng mai đây nhỡ có một ông Thủ tướng nào đó giở luật ra: yêu cầu trả lại đất lại đất cho nhá nước; vì đây là đất để xây nhà công vụ chứ không phải tư dinh cho con cháu quan chức to…

Do vậy, căn cứ vào luật pháp hiện hành của tại thời điểm xây nhà, nhà các vị đã xây thì Chính phủ mới sẽ thanh toán theo giá gốc có phụ thêm phần lãi suất ngân hàng? Nếu không có hoá đơn tài chính thì các vị sẽ lôi thôi nếu chiểu theo luật pháp hiện hành và cả sau này ?

Nêu hai ví dụ này để thấy trong cơ chế quản lý kinh tế xã hội của chúng ta còn tồn tại nhiều điểm cập kênh, bất cập; chính đó là khoảng trống để cho tham ô, tham nhũng và sự tác oai tác quái của quyền lực…

Qua vụ án Trần Ngọc Sương cho thấy hình như đã xuất hiện trận tuyến giữa một bên là báo chí với một số quan chức của các cơ quan trung ương và bên kia là các cơ quan quyền lực của thành phố Cần Thơ ? Vậy đất nước ta đang ở thời kỳ ” tiền Tam Quốc ” hay ” hậu Tam Quốc” đây ?

Vụ án Trần Ngọc Sương liệu có là “khối u” của cơ chế mà không sớm thì muộn, không chỗ này thì chỗ kia cũng sẽ bục vỡ ra bởi trong cơ chế này mỗi con người đôi khi vừa là nạn nhân lại đồng thời là thủ phạm…

Để kết thúc bài viết này chúng tôi xin mượn bài từ được đề tựa cho bộ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa để suy ngẫm về thế sự hiện nay qua vụ án Nông trường Sông Hậu:

Hậu Giang (1) cuồn cuộn chảy về đông

Sóng dập dồn đãi hết anh hùng

Được thua, phải trái thoắt về không
Non xanh nguyên vẻ cũ

Bóng độ xuống tàn hồng

Bạn đầu bạc ngư tiều ven bãi

Mảnh trăng thanh gió hát, vui chơi

Gặp nhau hồ rượu đầy vơi

Xưa nay bao nhiêu việc

Phó mặc cuộc nói cười…

P.V.Đ

1/ Trong nguyên tác là Trường Giang…

SỐNG CHẾT MẶC BÂY

Chuyện xưa:

“SỐNG CHẾT MẶC BÂY” là tựa đề một truyện ngắn của tác giả Phạm Duy Tốn, kể về một trận lũ của sông Nhị Hà hồi đầu thế kỷ thước, ở Hà Nội, gây vỡ đê, lụt lội. Truyện kể về cách thức chống lụt của “quan phụ mẫu” thời ấy. Quan “chống lụt” bằng cách ngồi nơi cao ráo, vững chắc, nước có lên thì cũng” không bị làm sao”,  và quan điềm nhiên đánh bài trong khi con dân của ngài ở bên ngoài vô vọng lo chống chọi với thiên tai.

Chuyện nay:

Hồi cuối tháng 9-2009, hồ  thủy điện A Vương (Quảng Nam) xả lũ trong cơn bão số 9 khiến cho vùng hạ lưu sông Vu Gia ngập nặng, dân không kịp trở tay, gây thiệt hại nặng về người và của

(xem thêm ở đây, ở đây, ở đâyở đây )

Đầu tháng 11-2009, bài học A Vương còn đang nóng hổi thì thủy điện sông Ba Hạ lại xả lũ trong cơn bão số 11 gây ngập lụt ở Phú Yên khiến người dân tan nhà nát cửa, hơn 100 người chết! Theo báo Tuổi Trẻ thì:

Cơn bão số 11 không nguy hiểm như bão số 9, chỉ gây mưa to trên diện rộng, nhưng thiệt hại lại nặng nề khi tính đến tối 4-11 đã có 98 người chết. Chuyện gì đã xảy ra ở Phú Yên?

Như vụ thủy điện A Vương xả lũ làm ngập Quảng Nam hồi bão số 9, hôm qua tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Sông Ba Hạ cũng thừa nhận đã xả lũ từ ngày 2-11. Điều đó đã góp phần nhấn chìm thành phố Tuy Hòa…

Tối 2-11, bất thần lũ dữ tràn về, nhanh đến mức hàng vạn người dân phía hạ lưu sông Ba ở Phú Yên chỉ kịp leo lên nóc nhà. Chuyện gì đã xảy ra? Tuổi Trẻ đã trao đổi với tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Sông Ba Hạ Võ Văn Tri. Ông Tri nói:

– Ngày 2-11, Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ đã xả lũ với lưu lượng 800 – 1.000m3/giây, nếu bình thường thì lưu lượng xả như thế không ảnh hưởng lắm đối với hạ lưu. Nhưng khi lũ xảy ra, mưa to, triều cường thì tất nhiên nó góp phần nâng cao đỉnh lũ.

( link ở đây, và ở đây )

Như  vậy, vụ lũ lụt lần này ở Phú Yên và hồi tháng trước ở Quảng Nam không phải là do thiên tai, mà phải gọi chính xác là NHÂN TAI – tai họa do con người gây ra. Ở đây không thể chỉ quy lỗi cho các vị giám đốc của hai nhà máy thủy điện kia đã ra lệnh xả lũ, vì các vì ấy cũng nếu  đủ lý do để làm như vậy, nếu không thì hậu quả còn nặng nề hơn! Vậy thì lỗi của ai đây. NHÂN TAI này do “NHÂN” nào gây ra? do thiếu hiểu biết (ngu dốt), thiếu tầm nhìn khi quy hoạch thủy điện? Do kém năng lực khi điều hành thủy điện? do vô trách nhiệm? do…? do…? Chuyện này chắc cũng bóng đổ thầy thầy đổ bóng, cuối cùng không ai có lỗi hết (để rồi xem).

À, không phải, lỗi là ở người dân chứ lỗi ở ai. Bây giờ là thời nào rồi, là thời đại “dân làm chủ” mà. Quan chức chỉ là “đầy tớ” của “chủ dân” thôi. Ngày xưa quan là “dân chi phụ mẫu”, là cha mẹ của dân , cha mẹ phải có trách nhiệm lo cho con cái mà không làm tròn trách nhiệm thì bị cụ Phạm Duy Tốn bêu rằng bỏ con dân SỐNG CHẾT MẶC BÂY. Thời nay dân làm chủ, chủ thì phải tự chịu trách nhiệm, chứ đầy tớ thì có biết gì. Có trách thì dân hãy tự trách mình sao không kiếm một chân đầy tớ mà làm, vừa có chỗ ngồi cao ráo vững chắc không sợ lũ cuốn, không sợ nhà trôi, tiền bạc đã có chủ lo, trách nhiệm đã có chủ gánh, thật là an nhiên sung sướng.

Đọc thêm:

Sống chết mặc bay

Phạm Duy Tốn

Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng… thuộc phủ… xem chừng núng thế lắm, không khéo thì vỡ mất.
Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức gìn giữ, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy, ngập quá khuỷu chân, người nào người ấy, lướt thướt như chuột. Tình cảnh này trông thật là thảm.
Tuy đánh trống liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác, gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cũng mệt lử cả rồi. ấy vậy mà trên trời thời mưa vẫn tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất!…
Ấy, lũ con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân hèn yếu đuối mà đối với sức mưa to lớn, để bảo thủ lấy tánh mạng gia tài; thế thời quan cha mẹ ở đâu?
Thưa rằng: Ðang ở trong đình kia, cách đó chừng bốn năm trăm thước. Ðình ấy cũng ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì.
Trong đình, đèn thắp sáng trưng; nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng. Trên sập mới kê ở gian giữa, có một mình quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi. Xung quanh sập, bắc bốn ghế mây, bắt đầu từ phía hữu quan, thì có thầy đề, rồi lần lượt đến thầy đội nhất, thầy thông nhì, sau hết, giáp phía tay tả ngài, thì đến chánh tổng sở tại, cùng ngồi chầu bài.
Ngoài kia tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít; nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm, trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng. So với cảnh trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đoàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời ở trong đình rất là nhàn nhã, đường bệ, nguy nga: nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới; người nhà, lính lệ như khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh. Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Ðiếu, mày!” tiếng tên lính thưa: “Dạ”; tiếng thầy Ðề hỏi: “Bẩm, bốc?” tiếng quan lớn truyền “Ừ”. Kẻ này: “Bát sách… Ăn”, người kia: “Thất văn… Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vì phúc tinh…
Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọ, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang dậy trời đất… Mọi người giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Vì ngài sắp ù to.
Có người khẽ nói:
– Bẩm, đê có khi vỡ!
Ngài cau mặt gắt rằng:
– Mặc kệ.
Rồi ngài xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình, bảo thầy đề lại:
– Có ăn không thì bốc chứ!
Thầy đề vội vàng:
– Dạ, bẩm bốc.
Vừa lúc đó, thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe, càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác chảy xiết; rồi lại có tiếng gà, tiếng chó, trâu, bò kêu vang tứ phía.
Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:
– Bẩm… quan lớn… Ðê vỡ rồi!
Quan lớn đỏ mặt, tía tai, quay ra, quát rằng:
– Ðê vỡ rồi!… Ðê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
– Dạ, bẩm…
– Ðuổi cổ nó ra!
Ngài quay vào, hỏi thầy đề:
– Thầy bốc quân gì thế?
– Dạ, bẩm con chưa bốc.
– Thì bốc đi chứ!
Thầy đề, tay run cầm cập, thò vào đĩa nọc, rút một con bài lật ngửa, xướng rằng:
– Chi chi!
Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to:
– Ðây rồi!… Thế chứ lại!
Rồi ngài vội vàng xoè bài, miệng vừa cười, vừa nói:
– Ù! Thông tôm, chi chi nẩy!… Ðiếu mày!…
*
* *
Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh sầu thảm, kể sao cho xiết!
(Tạp chí Nam Phong,
số 18, tháng 12 – 1918)

Nuôi chó phải đăng ký

Mấy hôm nay đọc báo thấy tin này : nuôi chó phải đăng ký, thấy có nhiều ý kiến bàn ra tán vào, mà phần bàn ra là nhiều hơn phần tán vào. Nghe tới “chó” là tui nổi máu  nghề nghiệp nêncũng ráng đi mò gúc cho được cái thông tư 48 của bộ NN & PTNT để xem nó là cái chi chi mà thu hút sự quan tâm… của người nuôi chó dữ zị.

Đọc hết cái thông tư thì cảm giác của tui là… ai rảnh quá ngồi soạn ra cái thông tư… trên trời quá mạng! Nhiều chỗ rườm rà, dư thừa không cần thiết và nhất là không khả thi. Nếu về góc độ chuyên môn mà nói cho cặn kẽ thì không thể một vài dòng mà nói hết. Điều 2 đưa nguyên một bài nói về bịnh dại đã đủ lãng nhách rồi, mà lại đưa mí cái “tiểu thể Negri”, “sừng Ammon” vô chắc để khoe kiến thức của người soạn thông tư hay sao, chứ tui thấy hông có “ghé” gì tới nội dung phòng chống bịnh dại của thông tư hết. Rồi tới điều 5, biểu người nuôi chó rằng khi thấy chó bỏ ăn SỐT CAO… thì đi trình báo cho cơ quan thú y. Đây là điểm rất sai, vì chó bịnh dại hoàn toàn KHÔNG SỐT dù ở giai đoạn nào cũng vậy!

Rồi có nhiều điều quy định về điều kiện vệ sinh khi nuôi chó mèo cũng rất là trớt quớt. Chuyện giữ vệ sinh công cộng khi nuôi chó mèo là cần thiết nhưng nên quy định trong một thông tư khác, còn thông tư về “phòng chống bịnh dại” thì không cần, vì virus dại không có trong các chất thải của con vật, cũng không có trong máu mà chỉ tập trung ở nước bọt của con vật bịnh, khi con vật cắn (hoặc liếm vào chỗ có vết thương) của người/ con vật khác thì mới lây bịnh, chứ liếm vào da lành cũng không lây bịnh được!

Còn những chỗ dư thừa của thông tư thì rất nhiều, các nhiệm vụ của các cơ quan thú y trong việc phòng, chống dịch bệnh thì đã có trong luật thú y và nhiều nghị định thông tư có liên quan khác. Nhiệm vụ của UBND tỉnh quanh đi quẩn lại chỉ là “chỉ đạo” thôi mà cũng đưa vô thông tư cho dài dòng. Chuyện cấp trên không biết mô tê ất giáp gì về chuyên môn mà cứ phải chỉ đạo là chuyện đương nhiên rồi, cần gì phải nói mới hiểu. Kiểu soạn thông tư theo cách như thế này lsẽ dẫn đến việc để phòng chống mỗi thứ binh của gia súc gia cầm là phải có một thông tư riêng, chuyên gia soạn thông tư sẽ có việc mần hoài hổng hết!

Còn cái chiện không khả thi thì… kể sao cho xiết đây. Thôi, tui kể chiện thực tế nè. Ở chỗ tui chó mà tắc tử, hoặc gần tử, thâm chí là hông có liên quan gì đến tử cũng đều được các đệ tử lưu linh chiếu cố tận tình. Ngay cả chó (cưng) tử mồ yên mả đẹp rồi cũng bị đào trộm lên nhậu tuốt luốt, vậy thì chuyện báo lên “trên” khi chó bệnh là chuyện rất khó xảy ra. Rồi chuyện đăng ký, làm sổ sách nữa, ai làm, ai quản đây? Chuyện rất cần thiết là khai sinh khai tử mà làm còn trật vuột thì chuyện chó này sao mà xã kham nổi. Chắc người soạn thông tư cũng biết là khó thực hiện ở nông thôn, nên có mấy điều vớt vát rằng : ở nông thôn không bắt chó thả rông được thì “tuyên tuyền, vận động, yêu cầu dân ..” . Thiệt tình, luật gì mà tuyên truyền zí lại vận động!

Túm lại là người soạn thông tư không biết gì về tình hình thực tế chuyện nuôi chó mèo của người dân, tình hình phòng chống bịnh dại HIỆN TẠI như thế nào. Thông tư này đưa ra sẽ không “đi vào đời sống” được, có chăng là tạo điều kiện cho một số người hoạnh họe một số người khác mà thôi. Để rồi coi các bên có liên quan sẽ thực hiện như thế nào.

Title Nội dung

Hủy

nói cách đây 7 tuần Sửa · Xóa · Đường dẫn cố định · Lời bình (17)

TÂN VIỆT NGỮ: “TÀU LẠ”

Bài gốc ở đây

“Tàu lạ”, khái niệm vừa xuất hiện trong vài tuần trở lại đây và nhanh chóng hiện diện đến 145.000 lần trên Google, chỉ là một trong những từ khoá quan trọng của một thứ tiếng Việt mới. Viễn cảnh mà George Orwell đưa ra tròn 60 năm trước về một Newspeak vẫn chưa bao giờ hết tính thời sự.

Các hàng tin viết bằng Tân Việt ngữ trên báo chí Việt Nam sẽ chạy như sau:

Sữa lạ vẫn đang bán ở Việt Nam

Phong trào lấy chồng lạ của phụ nữ xã Tiền Phong

Phái đoàn trung ương Đảng và chính phủ lạ sang thăm và làm việc với Đảng và chính phủ ta

Gói du lịch nước lạ của Vietnam Airlines dịp 30 tháng Tư

Phim lạ thay đổi thị hiếu của khán giả Việt Nam

3000 công nhân lạ đến Lâm Đồng

Siết chặt hàng rào với hàng lạ chất lượng kém

Vì sao văn học lạ ăn khách?

Công ti lạ trúng gói thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh

Thêm một đập thuỷ điện lạ tại thượng nguồn sông Mekong

Người Việt gốc lạ trong khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam

Kí kết Hiệp ước Việt – Nước lạ về Vịnh Bắc Bộ

Chủ nghĩa bành trướng lạ trong thế kỉ 21

Truyện Kiều sẽ được định nghĩa là 3254 câu thơ lục bát viết bằng chữ Nôm dựa theo tiểu thuyết lạ Kim Vân Kiều truyện.

Tác phẩm Bến lạ của Đặng Đình Hưng cần phải đổi tên, nếu không thì những câu kết ám ảnh của nó có nguy cơ bị dịch ngược về tiếng Việt cổ và dẫn chúng ta về một chốn lạ lùng:

Ồ gặp nhau rồi, sao vẫn cứ li

Một nắm hột khuya rắc vào Bến Trung Quốc

Đời jì

Sao cứ đi đi, những cái vali cứ về Bến Trung Quốc.

Đoạn văn nổi tiếng trong truyện ngắn “Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp cần viết lại trong Tân Việt ngữ như sau: “Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh lạ cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó.”

Nhưng thao tác tránh tên huý chỉ có tác dụng nhất thời. Khi cái tên gọi trại đời thứ nhất đã lĩnh trọn nội dung của cái tên nguyên thuỷ, còn nội dung ấy vẫn tiếp tục là huý kị thì một tên gọi trại đời thứ hai phải xuất hiện thay thế. Chuỗi chạy tên[1] này có thể kéo rất dài.

Khả năng chạy xa nhất của “lạ” là gì?

Là chạy vọt sang “quen”.

Sự tránh né lẩm cẩm của sợ hãi và bất lực này không có chút gì đáng thương hay đáng thông cảm, vì quá lố bịch:

Sữa quen vẫn đang bán tại Việt Nam

Phong trào lấy chồng quen của phụ nữ xã Tiền Phong

Phái đoàn trung ương Đảng và chính phủ quen sang thăm và làm việc với Đảng và chính phủ ta

© 2009 Phạm Thị Hoài

© 2009 talawas blog


[1] “Chạy” khác “đi” như thế nào, tôi không giải thích được cho một người ngoại quốc học tiếng Việt. Tất nhiên “chạy chợ” khác “đi chợ”, “chạy ăn” khác “đi ăn”…, nhưng cái khác không nằm ở chỗ vốn khác, ở tốc độ của hành động di chuyển bằng chân. Càng ngày người Việt càng chạy phong phú hơn: chạy án, chạy dự án, chạy bằng, chạy ghế, chạy thuế, chạy Trung ương… Người Việt ở Đức còn có thêm những sáng tạo khác: chạy xã hội, chạy con Tây, chạy bảng lương, chạy ăn theo, chạy un, chạy bát…

——————————————————————

Phương Nguyên: Không thể bình luận gì thêm

Chặt cầu để tiến lên?

Nguồn : http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/7468/index.aspx

Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?

13/07/2009 06:21 (GMT + 7)

(TuanVietNam) – Nghĩ về đất nước thấy trách nhiệm, nhìn ra thế giới thấy ước mơ. Bài viết của TS. Vũ Minh Khương nhằm thể hiện dũng khí của người Việt ta trong giai đoạn đầy thử thách hiện nay.

Chuyện xưa kể rằng: Trong một trận đánh quyết liệt có tính sống còn, nhưng quân sĩ cứ lui dần, lui dần đến bờ sông. Để thể hiện ý chí quyết tâm, các vị tướng đã quyết định chặt đi cây cầu duy nhất để không còn đường rút. Khi giặc đến, tất cả đều hét vang, xông lên chiến đấu với ý chí vô song. Trận đánh thắng lợi và quyết định của các vị tướng khi đó đã trở thành một bài học lịch sử cho sự phát triển.

Dựa trên tích cổ này, trong một bài viết, TS. Vũ Minh Khương đã chọn tựa đề: Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên? nhằm thể hiện dũng khí của thế hệ người Việt Nam chúng ta hôm nay. Tuần Việt Nam xin trân trọng giới thiệu bài viết đầy tâm huyết này để mọi người cùng suy ngẫm.

I. Định lượng nỗi đau dân tộc:

Mỗi con người khi thấy dân tộc mình ở vào vị thế thấp kém so với tiềm năng đều mang trong mình một nỗi đau. Nỗi đau này dù không ai giống ai hoàn toàn và không thể đo đếm chính xác. Thế nhưng, nó cũng có thể ước định được ở một chừng mực nhất định. Dưới đây là một phương cách đơn giản.

Mỗi người hãy tự trả lời bốn câu hỏi sau:

Chúng ta có thấy xót xa hổ thẹn về vị thế hiện nay của dân tộc mình không?

Chúng ta có thấy lo lắng cho tương lai của đất nước mình không?

Nếu có cơ hội, thế hệ chúng ta có đủ sức đưa dân tộc mình đến một vị thế vẻ vang (hơn mức hiện nay rất nhiều) không?

Cơ chế hiện thời có cho bạn làm được điều mà bạn hết lòng khao khát làm cho đất nước mình không?

Với mỗi câu hỏi, câu trả lời “có” được điểm 1 và câu trả lời “không” được điểm 0. Theo cách này, nỗi đau dân tộc của mỗi con người được đo bằng tổng số điểm của ba câu hỏi đầu trừ đi điểm của câu hỏi 4. Ví dụ, người mà câu trả lời là “có” cho cả ba câu hỏi đầu và “không” cho câu hỏi 4 sẽ có mức đau bằng 3 (1+1+1-0=3); đó là nỗi đau ở mức tột cùng. Trái lại, người mà câu trả lời là “không” cho cả ba câu hỏi đầu và “có” cho câu hỏi 4 sẽ có mức đau bằng -1 (0+0+0-1= -1); trong trường hợp này, người trả lời không có nỗi đau gì và thấy rất hài lòng với hiện tại.

Trong tập thể hàng triệu người, mức đau này có thể khác nhau, nhưng có lẽ, nhiều người cùng chia sẻ một cảm nhận là mức đau trung bình của hàng triệu người Việt chúng ta cũng không thấp hơn quá xa so với mức tột cùng nói trên. Người viết bài này mong rằng Ban chấp hành trung ương Đảng và Quốc hội khi có dịp hội họp có tổng hợp và báo cáo với quốc dân đồng bào nỗi đau này của mình. Nếu mọi người thấy không đau mà lại tự hào vì thấy dân mình được “xếp hạng hạnh phúc hàng đầu thế giới”[1] thì cũng là điều đáng suy nghĩ lắm.

II. Định lượng nguy cơ mất nước:

Một thước đo khác có tính cấp bách hơn là về nguy cơ mất nước. Người xưa gợi ý ba thước đo về nguy cơ mất nước của một quốc gia:

Thứ nhất, người trên sai mà quan chức dưới đều nín lặng.

Thứ hai, người được giao trọng trách không thấy việc mình đảm nhận là thiêng liêng và gian khó mà lại coi đó là đặc quyền đặc lợi để vinh thân, phì gia, và kết bè kéo cánh hưởng lộc.

Thứ ba, người người đua chen, từ quan đến dân, lao vào cách làm ăn chụp giật và vụ lợi cá nhân trong sự xem thường đạo lý và sự tê liệt lòng tin vào công lý.

Theo người xưa, nếu điều 1 là đúng thì nước này đang ở vào thế suy vi; nếu điều 2 là đúng thì nước này sẽ khốn khó trong sự chia rẽ lục đục; nếu điều 3 là đúng thì nước này sắp loạn. Nếu cả ba điều trên đều đúng thì nước mất đến nơi rồi.

III. Tình thế nước ta và đôi điều trăn trở

Ai đã sống ở nước Nhật chắc đều ấn tượng về sự sâu sắc và cẩn trọng trong hành xử của dân tộc này. Họ đã làm nên những điều kỳ vĩ trong cải cách Minh Trị trong nửa cuối thế kỷ 19 và sự vươn lên kỳ diệu từ đống tro tàn sau thế chiến thứ Hai.

Điều đặc biệt đáng nói là Nhật Bản đã và đang là quốc gia có sự đồng cảm và giúp đỡ Việt Nam nhiều nhất trong công cuộc phát triển vừa qua. Thế nhưng, dường như sự kỳ vọng cao của họ về một dân tộc Việt Nam có thể so sánh được với Hàn Quốc hay Nhật Bản có lẽ đang tắt dần. Quan sát động thái hợp tác của Nhật Bản với nước ta có thể giúp chúng ta thấy phần nào cảm nhận của bè bạn thế giới về tương lai của nước Việt chúng ta.

Năm 2006, tại Tokyo, Nhật Bản và Việt Nam có tuyên bố chung rất long trọng và ấn tượng khẳng định hai bên cam kết xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược[2]. Viện trợ của Nhật Bản cũng từ đó tăng lên.

Thế nhưng, Việt Nam, khác với những quốc gia và vùng lãnh thổ có công cuộc phát triển kỳ vĩ (như Hàn Quốc hay Đài Loan), viện trợ nhiều lên không làm chất lượng thể chế của chúng ta tốt lên, mà trái lại sa sút trong sự so sánh với thế giới (hình 1). Đáng buồn hơn nữa, tháng 12 năm 2008, Nhật Bản thông báo tạm ngừng viện trợ cho Việt Nam vì vấn đề tham nhũng và tin này công bố rộng rãi khắp thế giới.[3]

Hình 1. Việt Nam: Viện trợ Nhật Bản và chất lượng thể chế

chatcau1

Nguồn: số liệu về ODA Nhật bản (khoản cho vay) từ bộ ngoại giao Nhật bản; số liệu về hiệu lực chính phủ từ Ngân hàng Thế giới.

Ví dụ trên cho thấy sự sa sút của chúng ta không phải do ai chống phá, mà chính do sự yếu kém trong hệ thống trước công cuộc phát triển của dân tộc.

Trong thực tế hiện nay, chúng ta không thể đổ lỗi cho cá nhân cụ thể nào mà phải thấy đây là “lỗi hệ thống” như nhiều người đã từng nêu ra. Bản chất của lỗi hệ thống là sự khủng hoảng về hệ thức tư duy[4]. Nguyên nhân gốc rễ của sự khủng hoảng này là do những định đề và thiết kế tổ chức kiểu cũ đã trở thành lực cản cho quá trình nhận thức của tư duy và cải biến của xã hội sang khung thức vận hành mới.

Nếu hệ thống quản trị xã hội không chủ động tạo sự chuyển dịch có tính hồi sinh sang khung thức phát triển mới thì xã hội chắc chắn sẽ trải qua giai đoạn khủng hoảng trong sự suy tàn của hệ thống cai trị hiện thời. Trái lại, nếu hệ thống biết chủ động nắm bắt qui luật, mạnh dạn bước vào công cuộc hồi sinh thì nó có thể bước vào trạng thái khởi phát (xem Bảng 1 dưới đây).

Bảng 1. Đặc trưng Hệ thống trong Lựa chọn Chuyển đổi: Suy tàn hay Khởi phát

Tiêu chí Suy tàn Khởi phát

Tầm nhìn

Bị che mờ bởi hào quang quá khứ và sự lú lẫn của tư duy cũ được gia cường bởi lợi ích cá nhân và phe nhóm.

Hướng về khát vọng tương lai chia sẻ sâu sắc bởi mọi tầng lớp nhân dân. Đó là ước mơ đời đời thúc dục, người người khao khát.

Chiến lược

Mơ hồ; chủ yếu xoay sở để giữ ổn định bằng cách gia cường các chốt hãm tạo bởi những định đề có từ quá khứ.

Dựa trên sự trỗi dậy của nguyên khí dân tộc trong tầm nhìn thời đại và ý thức trách nhiệm với tương lai.

Phong cách lãnh đạo

Sự vụ, đối phó, né tránh sự thật.

Khơi dậy sự phấn khích của toàn dân bằng hoài bão lớn, phẩm chất hiến dâng, sự trân trọng từng con người, và khả năng qui tụ hiền tài.

Văn hoá tổ chức

Mọi người, dù là có chức vụ cao đều thấy không có quyền lực.

Trong đáy lòng, thực tế không còn những giá trị thiêng liêng để tôn thờ. Ngậm miệng ăn tiền.

Hệ thống không ghi nhận đóng góp hay qui trách nhiệm cho các nhân về mỗi nỗ lực thực hiện.

Ai ai cũng thấy trách nhiệm và khả năng đóng góp của mình vào sự nghiệp chung.

Mọi người đều chia sẽ những giá trị thiêng liêng gắn với tiền đồ và danh dự dân tộc

Vai trò cá nhân được đặc biệt coi trọng. Mỗi mặt trận đều có vị tướng lĩnh xuất chúng.

Vận hành của hệ thống

Thụ động, thúc thủ, thậm chí tê liệt (trên bảo dưới không nghe)

Có định hướng mạnh mẽ vào các mục tiêu chiến lươc; sáng tạo, cộng hưởng, và hợp tác gắn bó.

Hệ thống thông tin

Mập mờ, sai lệch, thậm chí bị ém nhẹm, dấu diếm

Minh bạch, chính xác, có hệ thống với chất lượng và khả năng tiếp cận ngày một nâng cao với sự phản hồi và đóng góp chặt chẽ của công dân.

Sử dụng nguồn lực

Phung phí, dàn trải.

Luôn cảm thấy thiếu hụt tài chính và nguồn lực vật chất; trong khi coi thường giá trị con người.

Vô thức trong việc lãng phí tài nguyên và vay nợ nước ngoài.

Tiết kiệm, chiến lược, và tập trung trong sử dụng nguồn lực.

Trọng dụng người tài để nguồn lực luôn đến dồi dào, sinh sôi và phát huy mạnh mẽ.

Chỉ dùng đến tài nguyên và nợ nước ngoài cho những mục tiêu đặc biệt chiến lược và tính thấu đáo mọi hậu quả của nó.

IV. Làm gì để vượt lên

Không ít bè bạn đã có thời tin rằng, Việt Nam là một dân tộc có tinh thần quật khởi và là một ứng viên làm nên những kỳ tích phát triển ở nửa đầu thế kỷ 21. Trong thế kỷ 21 này, động lực cho sự phát triển thần kỳ chỉ có thể có được nếu ba điều kiện sau hội đủ:

1- Toàn dân tộc đồng tâm trong khát vọng vươn lên sánh vai các dân tộc vẻ vang của thời đại.

2- Hiểm họa an ninh quốc gia ngày càng gay gắt.

3- Hệ thống chính trị nhận thức được lòng dân là ánh sáng mặt trời và văn minh nhân loại là qui luật của trời đất. Trong nhận thức đó, lãnh đạo phải là người có thể ngẩng cao đầu đón ánh mặt trời của lòng dân và lái con thuyền dân tộc vượt qua biển cả trong sự thuận hòa của qui luật trời đất.

Kinh nghiệm của Indonesia với thắng lợi vang dội của Tổng thống Yudhoyono trong cuộc bầu cử toàn dân đầu tháng 7 vừa rồi là điều đáng suy nghĩ. Ông được đánh giá là đã làm xuất sắc cương vị tổng thống trong 7 năm qua (2002-2009) với nỗ lực ấn tượng trong củng cố nền móng phát triển của Indonesia và chương trình chống tham nhũng với lời nói và hành động nhất quán và mạnh mẽ.

Cũng nhờ vậy mà trong mấy năm qua, Indonesia đã vượt lên từ sự sa sút sau sụp đổ của chính quyền độc tài Suharto và trở thành quốc gia tăng trưởng nhanh nhất trong các nước Đông Nam Á trong những tháng đầu năm 2009. Cũng trong bối cảnh dân chủ sống động, ở Malaysia, Thủ tướng mới Najib nhận được sự đồng thuận cao của người dân (65% tín nhiệm) sau 100 ngày cầm quyền nhờ những cải cách đặc biệt ấn tượng.

Trong nỗ lực cải cách hệ thống ở Việt Nam, với xu thế tất yếu hướng tới một nền dân chủ do dân và vì dân, chúng ta trước hết cần đặc biệt chú ý áp dụng một số cải tiến kỹ thuật, tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa cực kỳ then chốt. Dưới đây là hai ví dụ nhỏ.

1- Lưu trữ và minh bạch thông tin lịch sử

Trong bối cảnh không dễ dàng đổi thay một cơ chế hay một hệ tư duy, việc lưu trữ và minh bạch thông tin lịch sử có tác dụng quan trọng.

Bài học này có từ kinh nghiệm của Tổng thống Abraham Lincoln khi ông còn là một luật sư. Khi đó nước Mỹ có luật là người lớn không thể đòi khoản nợ mà người vị thành niên vay mình. Điều luật này lập tức bị nhiều nhiều thiếu niên lạm dụng: họ vay tiền rồi từ chối trả nợ. Nhiều chủ nợ cay đắng chấp nhận vì luật pháp không ủng hộ họ.

Trong tình thế này, luật sư Lincoln cũng không có cách nào khác để giúp thân chủ của mình đòi nợ ngoài việc đề nghị tòa án lưu giữ hồ sơ là cậu thiếu niên này đã quỵt nợ và ghi rõ cậu đó sẽ không bao giờ được coi là người lớn nếu không trả món nợ này. Lo sợ về đề xuất này được thực hiện, cậu thiếu niên này và gia đình đã vội vã xin trả món nợ và tình trạng quỵt nợ kiểu này từ đó không còn nữa.

Bài học này cho thấy, con người ta sẽ thường chỉ có hành vi lạm dụng khi trốn lủi được sự phán xét. Do đó, chúng ta đề nghị có đạo luật để Đảng, Quốc hội, Nhà nước, và Chính phủ phải lưu trữ thật tốt mọi luận bàn và quyết định quan trọng về chính sách phát triển và bổ nhiệm nhân sự để toàn xã hội được biết trong một thời hạn sớm nhất có thể. Khi đó, ai đề xuất hay quyết định những việc gì, dù tốt đẹp cho dân cho nước hay làm hại dân hại nước; dù đề bạt người hiền tài hay nâng đỡ kẻ tham nhũng sẽ đều được sự phán xét nghiêm minh của lịch sử.

2- Lựa chọn và đánh giá lãnh đạo dựa trên phân loại khoa học

Việc lựa chọn cán bộ lãnh đạo và chủ chốt có ý nghĩa sống còn với công cuộc phát triển. Công việc hệ trọng này nên dựa trên một sự phân loại khoa học, có hệ thống. Tối thiểu cần dựa trên hai tiêu chí: Phẩm chất hiến dâng và Tư duy cải cách. Trên mỗi tiêu chí, cho điểm từ 1 đến 5 (1=rất thấp so với mức trung bình; 2=thấp hơn mức trung bình; 3=mức trung bình; 4=cao hơn mức trung bình; 5=vượt xa mức trung bình).

Để lựa chọn người cho một cuộc bầu cử chính thức, một tổ chức (dù là Đảng, Quốc hội, hay Chính phủ) nên có phân loại khoa học theo hai tiêu chí trên. Ví dụ: (i) Ban Chấp Hành Trung ương đánh giá về các ủy viên Bộ Chính trị hiện tại hoặc các ủy viên dự kiến cho khóa tới; (ii) Quốc hội đánh giá các bộ trưởng và các vị giữ trọng trách cao hơn.

Hình 2: Phân loại và đánh giá cán bộ chủ chốt

chatcau2

Tổng hợp đánh giá của cả tập thể về một cán bộ chủ chốt sẽ cho phép phân loại cán bộ theo hình vẽ 2 nêu trên.

Theo đó, chỉ người có mức điểm trung bình cao (nghĩa là trên 3,0) trên cả hai tiêu chí: “Phẩm chất hiến dâng” và “Tư duy cải cách” (ô I) mới được lựa chọn vào bầu cử cho các cương vị cao như ủy viên Bộ chính trị hay bộ trưởng và các vị trí cao hơn. Đảng và Quốc hội, nếu muốn có lòng tin của dân cần công khai các chỉ số này cho cán bộ chủ chốt ở cả Trung ương và địa phương.

Theo đánh giá của nhiều người, có nhiều cán bộ chủ chốt của ta ở ô III (có năng lực nhưng cơ hội, tham nhũng) và ở ô IV (vụ lợi cá nhân, bảo thủ). Điều đặc biệt đáng nói là cách đánh giá này không chỉ xác đáng còn tạo động lực để mỗi cán bộ đều tự rèn luyện và tốt hơn lên. Mục tiêu cuối cùng của chúng ta là, tất cả những ai được đứng trong hàng ngũ lãnh đạo, thậm chí chỉ là cán bộ trong bộ máy nhà nước, đều phải ở ô I với độ tin cậy cao của toàn dân về phẩm chất hiến dâng và tư duy cải cách.

V. Thay lời kết

Khó khăn trong quyết định của mỗi người chúng ta hôm nay không phải là làm cách gì để đất nước tiến lên mà là làm gì để chúng ta không lùi tiếp nữa, bởi đường lùi của chúng ta còn rộng rãi thênh thang lắm.

Ông cha chúng ta để lại cho chúng ta đất đai ở vị thế đẹp và nhiều tài nguyên quí giá. Thế giới lại thương cảm chúng ta đã trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt. Thế hệ chúng ta chỉ cần cho nhượng thuê đất trong các dự án đầu tư dễ dãi, bán tài nguyên, và vay nợ quốc tế cũng đủ sống xênh xang được 20-30 năm nữa. Ta nhượng đất của ông cha làm sân golf và dân ta sẽ không thể đói nhờ nghề nhặt bóng và đánh giày. Mỗi chúng ta, dù sao hãy cùng trả lời một câu hỏi day dứt: Dân tộc Việt Nam ta hôm nay có đủ lòng quả cảm “chặt cầu để tiến lên không?”

TS. Vũ Minh Khương (Đại học Quốc gia Singapore)

[1] Tổ chức New Economic Foundation vừa đưa ra xếp hạng chỉ số hạnh phúc năm 2009, trong đó Việt Nam xếp hạng 5. Điểm tốt của cách xếp hạng này là khuyến khích các nước tiêu dùng ít vật chất hơn. Điểm hạn chế là phương pháp dễ gây ngộ nhận cho các nước nghèo. Thứ nhất, họ dùng khảo sát mức độ hài lòng với cuộc sống thực hiện năm 2005 (nghĩa là 5 năm trước đây) và khảo sát này chủ yếu dựa vào một nhóm nhỏ người sống ở thành phố. Thứ hai, họ chia chỉ số hài lòng cho lượng vật chất tiêu dùng; nói một cách nôm na, chỉ số hài lòng của người Mỹ là 8 nhưng vì họ đi ô tô nên chỉ số hạnh phúc của họ thấp hơn Việt Nam với chỉ số hài lòng là 6,5 nhưng đi xe máy.

[2] “Japan-Vietnam Joint Statement: Toward a Strategic Partnership for Peace and Prosperity in Asia”; October 19, 2006; Ministry of Foreign Affair, Japan; URL: http://www.mofa.go.jp/region/asia-pa…joint0610.html, xem ngày 11/07/2009.

[3] “Japan Suspends Aid to Vietnam, Citing Corruption”; URL: http://www.bloomberg.com/apps/news?p…2Ko&refer=asia, xem ngày 11/07/2009

[4] Xem thêm Elgin, D. (1977), “Limits to the management of large complex systems”, Assessment Of Future National and International Problem Areas, Stanford Research International, Palo Alto, CA.

——————————————————–

A!  bài đã bị Vietnamnet gỡ xuống, nhưng bằng chứng còn đây:

vnnet

vnnet

Buồn cùng sông, thẹn cùng núi, tủi cùng trăng

PhanBoiChau

Phan Bội Châu (1867-1940) là một nhà cách mạng Việt Nam trong phong trào chống Pháp. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội và khởi xướng phong trào Đông Du.

Đọc lại thơ văn của ông, cách nay gần một thế kỷ, thời đế quốc thực dân để ôn cố tri tân mà học hỏi được chút gì chăng.

Bài ca chúc Tết thanh niên

Dậy! Dậy! Dậy!

Bên án một tiếng gà vừa gáy

Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng

Xuân ơi xuân, xuân có biết hay chăng ?

Buồn cùng sông, thẹn cùng núi, tủi cùng trăng

Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót

Trời đất may còn thân sống sót

Tháng ngày khuây khoả lũ đầu xanh

Thưa các cô các cậu lại các anh

Trời đã mới người càng nên đổi mới

Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội

Ghé vai vào gánh vác cựu giang san

Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan

Dây đoàn thể quyết ghe phen thành nghiệp lại

Ai hữu trí từ nay xin gắng gỏi

Cởi lốt xưa mà tu dưỡng lấy tinh thần

Chẳng thèm chơi, chẳng thèm mặc, chẳng thèm ăn

Đúc gan sắt để dời non lấp bể

Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ

Mới thế này là mới hỡi chư quân

Chữ rằng “nhật nhật tân, hựu nhật tân”

Đồng hồ náo

Vì sợ người ta ngủ quá say,

Liều công đánh thức cả đêm ngày.

Giờ thì ghi nhớ mười hai tiếng,

Máy thánh thiêng liêng một sợi dây.

Chuông có hồi kêu người phải tỉnh,

Phút không khi nghĩ đất hằng xoay.

Khen cho tài ngủ người mình nhỉ,

Reo đã bao lâu cũng kệ thây.

Sống

Sống tủi làm chi đứng chật trời

Sống nhìn thế giới hổ chăng ai ?

Sống làm nô lệ cho người khiến

Sống chịu ngu si để chúng cười

Sống tưởng công danh, không tưởng nước

Sống lo phú quý, chẳng lo đời

Sống mà như thế đừng nên sống

Sống tủi làm chi đứng chật trời.

Vịnh cái trống

Khen khéo cho ai chế tạo mầy

Có danh mà thực chẳng ra gì

Mặt lì thây kệ hai đầu đánh

Bụng rỗng không trơn một tý giày

Ra lịnh ba hồi vang tiếng ác

Kẻ rồng năm sắc phỉnh người ngây

Da trâu tang nứt thôi đừng láo

Chờ sấm trời kêu sẽ biết tay.

Thử kiểm lại một số sai lầm trong chính sách, chủ trương của Đảng trong quá khứ

Phạm Viết Đào

Ai đã có điều kiện dự các khoá học chính trị trung, cao cấp do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh mở thì đều được thụ giảng những bài phân tích khá kỹ, sâu sắc, tổng hợp khá nhiều tư liệu, luận chứng do các giảng viên của Học viện truyền thụ về những sai lầm trong chính sách, chủ trương của Đảng trong quá khứ như là một bài học lịch sử về xây dựng và phát triển Đảng. Những bài học kinh ngiệm về các sai lầm của Đảng trong quá khứ đã được biên soạn trong loạt bài giảng của các giáo trình về Xây dựng Đảng và Lịch sử Đảng. Đây là những kiến thức về Đảng mà về nguyên tắc và cơ cấu tổ chức cán bộ hiện hành, những cán bộ cấp từ Trưởng phòng cấp Bộ trở lên đều được truyền thụ kiến thức này…

Người viết bài này cũng đã có dịp được thụ giáo những bài giảng đó và xin phép được chép lại những điều do nhà trường truyền thụ mà hiện còn được ghi lại trong sổ học tập của mình.

1/ Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc trốc tận rễ là một trong những cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ra đời cùng thời kỳ với sự ra đời Đảng Cộng sản Đông Dương vào năm 1930… Về cương lĩnh chính trị này của Đảng, hiện các giáo trình đánh giá: đó là căn bệnh ấu trĩ tả khuynh mà các đảng cánh tả thường mắc phải không chỉ ở Việt Nam. Tiếp tục đọc

Bô xít Tây Nguyên: CHỦ TRƯƠNG LỚN CỦA AI

Thư ngỏ số 3

Gửi các đại biểu Quốc Hội khóa 12 Việt Nam

ngày 17 tháng 05 năm 2009

Vì tính cấp bách của vấn đề mà tiếp theo Thư Ngỏ số 2, thư ngỏ này lại được gửi tới quý vị ngay trước kỳ họp ngày 20 tháng 5 năm 2009 này.

Cùng với bản Kiến nghị mang hơn một nghìn tám trăm chữ ký và những lá thư ngỏ trước, Thư ngỏ này chỉ mong thêm một lần gợi ý với quý vị: sẽ đến họp không chỉ với một tinh thần quán triệt nhiệm vụ xây dựng một Nhà nước Pháp quyền, mà còn có trong tay những bằng chứng cụ thể về nguyện vọng và ý chí của đông đảo người dân Việt trước vấn đề nóng bỏng của đất nước, giúp quý vị thực thi quyền hạn của mình trong khung khổ pháp luật Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Kính thưa quý vị,

Hẳn quý vị đều biết chủ đề của thư ngỏ này vẫn là câu chuyện bauxite ở Tây Nguyên.

Xin tóm lược tình hình thành mấy điều để quý vị dễ theo dõi. Tiếp tục đọc